Trung Quốc đừng mơ bá chủ với Su-35

18/07/2015

Bài bình luận cho rằng nếu Trung Quốc sở hữu Su-35, không phận của khu vực Đông Á sẽ do Su-35 bá chủ với những thông số kỹ thuật vượt trội thế hệ máy bay chiến đấu của Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam đang có. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chưa chắc đã phải như vậy.

<

> <

>


Dẫn nguồn tờ bình luận quân sự Kanwa Defense Review của Canada cho biết, về cơ bản, hợp đồng mua máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 của Trung Quốc đã được chốt hạ.

 

Điều này đã thể hiện ý đồ chiến lược hoàn toàn mới của Trung Quốc, khiến cán cân sức mạnh hải quân, không quân đã nghiêng về phía Trung Quốc trên sự cân bằng về mặt chiến lược quân sự vốn đã bị phá vỡ ở khu vực Đông Á. Lần đầu tiên, Nhật Bản, khu vực Đài Loan, Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ phải đối mặt với thế mạnh về mặt quân sự của Trung Quốc trong lĩnh vực không quân, cục diện này chưa từng xuất hiện kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho đến nay.

Bài viết miêu tả, Su-35 được thế giới công nhận là máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ ( thế hệ 4 là thế hệ máy bay chủ lực của Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam đang có). Su – 35 được trang bị động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) thuộc thế hệ AL-41F, được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ thì vượt trội so với thế hệ trước đó. Lực đẩy của AL-41F-1S đạt 14.500 kg, vượt trội hơn rất nhiều so với AL-31FN (lực đẩy 12.500kg) đang sử dụng trên loại máy bay J-10 của Trung Quốc và cũng nhỉnh hơn AL-31F-M1 có lực đẩy 13.500kg, chuyên dụng cho Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và sau này là Su-34. Nhờ có lực đẩy vượt trội, Su-35 có đủ khả năng để tuần hành với tốc độ siêu thanh, và công nghệ kiểm soát vector đẩy TVC thì Nhật Bản và Việt Nam đều không có, chỉ có máy bay Su-30MKI của không quân Ấn Độ mới có.

Kanwa Defense Review của Canada đánh sgias, Su -35 của Trung Quốc ăn đứt thế hệ máy bay chiến đấu của Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam

<

>

Còn về hệ thống radar Irbis-E, khoảng cách thăm dò của loại radar này gấp 4 lần so với máy bay Su-30MKK hiện nay của không quân Trung Quốc. Bay trên bầu trời Thanh Đảo – thành phố phía Đông tỉnh Sơn Đông là có thể thăm dò được mục tiêu trên không ở bán đảo Triều Tiên, có thể đồng thời theo dõi 30 mục tiêu và cùng một lúc có thể tấn công 8 mục tiêu. Su-35 có năng lực tác chiến tổng hợp của loại máy bay này gấp ít nhất 3 lần so với máy bay chiến đấu Su-30MKI và gấp 4 lần so với máy bay F-15J, bài viết phân tích.

Tuy nhiên, trước đó, chính Trung Quốc đã không ngừng bới móc những điểm yếu Su -35 của Nga như các thiết bị trên khoang của Su-35 không có bất kỳ lợi thế đáng kể nào so với phiên bản sao chép từ máy bay Su-27 của Trung Quốc. Đối với hệ thống radar Irbis -E, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng nó thừa hưởng những “khiếm khuyết nghiêm trọng” truyền thống ở các radar của Nga, điển hình là trọng lượng và thể tích lớn, thiếu độ tin cậy và mức độ bảo dưỡng.

Một điểm yếu khác của Su-35 chính là ở động cơ, việc trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 117S mang lại khả năng cơ động cao hơn cho Su-35 nhưng cũng vì thế mà nó ngốn nhiên liệu một cách kinh khủng.

Đối với động cơ thông thường,  những pha tăng tốc, nhào lộn đã ngốn rất nhiều nhiên liệu với động cơ đẩy vector càng ngốn nhiều nhiên liệu hơn cho việc điều chỉnh các miệng xả.

Chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, Su-35 được trang bị với loại tên lửa đối không tầm siêu xa K-100-1 có phạm vi 300 km. Nhưng vấn đề là tên lửa lại có kích thước và trọng lượng rất lớn, làm máy bay không thể cơ động linh hoạt. Tên lửa K-100-1 chỉ có thể được sử dụng chống lại các máy bay cỡ lớn như AWACS, máy bay ném bom hạng nặng hay máy bay tiếp dầu. Tuy nhiên, nhiệm vụ này của Su-35 rất khó thực hiện vì như các máy bay hạng nặng của Không quân Mỹ luôn được bảo vệ bởi một vòng phòng thủ mạnh mẽ.

Trong một bài viết khác, báo Infornet dẫn nguồn tờ Defence Industrial phân tích thêm, nếu tác chiến trên khu vực Biển Đông, Su-35 cần có sự hỗ trợ của các máy bay tiếp dầu, trong trường hợp này không có gì có thể đảm bảo an toàn cho Su-35 và đội hình khi tiếp dầu trên khu vực Biển Đông. Su-35 cũng không thể hoạt động được trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Su-35 chỉ có thể tạo được sự uy hiếp đối với Đài Loan, xa hơn một chút có thể tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhưng chắc chắn Trung Quốc chưa đủ khả năng để thách thức Nhật Bản trong một cuộc xung đột tại quần đảo tranh chấp này.

Cuối cùng, một vấn đề khác vô cùng quan trọng chính là phi công ngồi trong buồng lái. Một chiếc tiêm kích hiện đại đặt vào tay một phi công dở thì cũng như đồ bỏ mà thôi. Mặt khác, khi một phi công ngồi trong buồng lái của một chiếc tiêm kích siêu hiện đại chắc chắn sẽ nảy sinh tâm lý chủ quan và lệ thuộc vào máy móc. Không quân Mỹ đã phải trả giá đắt tại chiến trường Việt Nam khi đặt kỳ vọng quá nhiều vào máy móc mà xem nhẹ vai trò của phi công ngồi trong buồng lái.

Rõ ràng, nếu sở hữu Su-35, Trung Quốc vẫn khó có thể biến giấc mơ làm chủ Đông Á thành hiện thực.

(PNTD)

Cùng danh mục

Trung Quốc cấm người nước ngoài nhập cảnh từ 28/03 do ảnh hưởng Covid19

Trung Quốc cấm người nước ngoài nhập cảnh từ 28/03 do ảnh hưởng Covid19. Theo đó, do số ca nhiễm nhập ngoại tăng ca, Trung Quốc sẽ cấm nhập cảnh với người nước ngoài.

Dịch COVID – 19, cách ly người Việt Nam, người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam tại các cửa khẩu đường bộ

Dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp Việt Nam tạm dừng các hoạt động xuất, nhập cảnh vào Việt Nam cũng như hoạt động xuất,nhập khẩu hàng hóa, nông sản tại các cửa khẩu đường bộ Việt – Trung. Theo số liệu ngày 17/02/2020, Trung Quốc đã có 58.182 ca nhiễm dịch Covid – 19 và 1.696 ca tử vong trong đó tâm dịch thành phố Vũ Hán số ca nhiễm là 71%, ca tử vong 77%